Phần mềm 'học trực tuyến' ngoại không đáp ứng tiêu chuẩn của lớp học online
Trong khi đó, sản phẩm nội như VNPT – E-learning lại sinh ra để phục vụ lớp học online, mang tính đường dài và hướng tới mạng giáo dục, hệ sinh thái giáo dục.
Ứng dụng “học trực tuyến” của nước ngoài sinh ra với mục đích họp trực tuyến, chỉ đáp ứng cho nhu cầu truyền phát trực tiếp (video streaming) và hội thoại, chứ các quy chuẩn, quy định về quản lý và dạy học trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không đáp ứng. Nhưng sản phẩm nội như VNPT – E-learning thì khác, sinh ra để phục vụ lớp học online, mang tính đường dài và hướng tới mạng giáo dục, hệ sinh thái giáo dục.
Trước những bất cập trong việc học online như nghẽn mạng, học sinh khó truy cập phần mềm, hoặc đang học thì bị văng ra khỏi lớp học…, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng giám đốc VNPT VinaPhone chia sẻ những quan điểm về vấn đề này.
Nếu các phần mềm học trực tuyến không có phương án kỹ thuật đủ tốt, khi lượng người sử dụng tăng đột biến sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nghẽn cổ chai (bottleneck) gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Vì đặc thù của học trực tuyến là nhiều điểm cầu, có điểm cầu bị ảnh hưởng bởi chất lượng đường truyền, và tổng thể khi số lượng nhiều thì cả hệ thống bị nghẽn.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa
Thế nào là lớp học online?
- Nhiều người cho rằng, xảy ra tình trạng nghẽn mạng, khó truy cập hoặc học sinh đang học bị văng ra khỏi lớp học là do đường truyền Internet. Là một nhà cung cấp cả ứng dụng học trực tuyến (phần mềm VNPT – Elearning) và cung cấp dịch vụ Intenret, ông đánh giá thế nào?
Theo một số thống kê, trong đợt dịch vừa rồi người dùng Việt Nam dùng rất nhiều phần mềm nước ngoài. Các phần mềm nước ngoài có yếu tố trải nghiệm người dùng tốt, tuy nhiên đa phần các phần mềm này có máy chủ đặt ở nước ngoài và bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố về đường truyền, phạm vi địa lý nên không đáp ứng được yêu cầu của việc học trực tuyến.
Đặc biệt, khi phần mềm đó kinh doanh trên nền tảng cloud với mục đích chính là hội thảo trực tuyến (video conference). Trong khi nhu cầu của các cơ sở giáo dục là tổ chức các hoạt động quản lý, dạy, học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến nên xảy ra nhiều bất cập trong việc sử dụng.
Thêm nữa, người dùng Việt Nam, đặc biệt là trẻ em trong quá trình học, sử dụng những tính năng của phần mềm không thành thạo, ra vào liên tục, cũng là một trong những lý do tạo ra chất lượng không ổn định.
- Cho dù các nền tảng/phần mềm của ngước ngoài chỉ đáp ứng cho nhu cầu video conference nhưng thực tế, nhưng khi các trường học ở nhiều tỉnh học trên cả nước triển khai học online thì các phần mềm ngoại này “lan” đến trường học nhanh hơn, còn các phần mềm trong nước dường như lại chậm hơn. Vì sao vậy, thưa ông?
Như tôi phân tích, phần mềm “học trực tuyến” nước ngoài đáp ứng khá tốt nhu cầu video streaming và hội thoại – là hai nhu cầu rất cơ bản của lớp học trong điều kiện đang rất “nóng” để sớm đưa việc giảng dạy và học tập quay trở lại. Việc sử dụng các phần mềm này cũng có thói quen từ người dùng là người lớn, từ các công sở trong suốt năm qua làm việc trên môi trường trực tuyến trên các phần mềm này và bắt đầu lan toả đến môi trường giáo dục.
Thứ hai, phần lớn các phần mềm nước ngoài đều sở hữu bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới cho nên tính lan tỏa và mức hoàn thiện của sản phẩm khá cao. Đây cũng là lý do mà chúng tôi tích hợp tất cả các phần mềm nước ngoài vào phần mềm VNPT E-learning để tận dụng được tất cả những ưu việt của phần mềm ngoại, kết hợp với tính năng chuẩn hóa cho một lớp học thông minh, trường học thông minh theo quy định của Bộ Giáo dục.
Trong nước có những sản phẩm thay thế cho việc hội thảo trực tuyến, tuy nhiên những hệ thống đấy mới đáp ứng cho nhu cầu công sở, chứ chưa đáp ứng cho nhu cầu hộ gia đình và giáo viên, vì vậy chưa thuận tiện bằng phần mềm nước ngoài. Điều này cần thời gian thì Việt Nam mới phát triển được.
- Phân tích như vậy nghĩa là phần mềm “học trực tuyến” ngoại hiện nay không đáp ứng tiêu chuẩn của lớp học online?
Phần mềm ngoại chỉ đáp ứng 1 phần trong việc tổ chức lớp học online đó là tạo ra một kênh hội thoại giữa giáo viên và học sinh thông qua môi trường internet. Tuy nhiên, các phần mềm này thiếu các tính năng cơ bản của một hệ thống quản lý học tập trực tuyến như: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý hồ sơ, tiến trình học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; Liên thông dữ liệu với các hệ thống quản lý nhà trường hay cơ sở dữ liệu ngành giáo dục; Giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của con em mình; Giúp các em học sinh có thể học tập mọi nơi, mọi lúc …
Một phần mềm phải giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu của 5 đối tượng: các nhà quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh thì mới phù hợp trong việc tổ chức các lớp học online.
Như phần mềm VNPT E-Learning của VNPT không những đáp ứng được những yêu cầu quản lý, giám sát của các cơ sở giáo dục mà còn cung cấp cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh những tính năng hỗ trợ để đảm bảo việc giảng dạy và học tập được diễn ra một cách chất lượng nhất.
Ngoài ra, VNPT còn ứng dụng một số công nghệ 4.0 vào sản phẩm của mình để giải quyết những bài toán thực tiễn. Có thể kể đến như ứng dụng AI trong việc phòng chống thi hộ, học hộ; ứng dụng công nghệ Blockchain trong chống gian lận bằng gi; ứng dụng công nghệ Thực tại ảo/thực tại tăng cường, chuyển thể văn bản thành giọng nói (Text To Speech); chuyển thể giọng nói thành văn bản (Speech To Text) giúp tạo ra những bài giảng phong phú và hấp dẫn học sinh hơn.
Đồng thời, VNPT còn ứng dụng vào các xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới vào sản phẩm như: Học tập thích ứng (Adaptive Learning), Học tập đảo ngược (Flip Learning), Học tập kết hợp trực tuyến, trực tiếp (Blended Learning).
Bên cạnh đó, phần mềm VNPT E-Learning mô phỏng đúng quy trình lớp học bình thường và đảm bảo thời gian giãn cách nhưng học sinh vẫn học có kiến thức, đảm bảo đúng nội dung chương trình, thời khóa biểu, lịch học, thi cử. Ý nghĩa của việc học online phải là như thế.
Với việc mô phỏng đúng một lớp học online và đáp ứng được nhu cầu của người dạy, người học, quản lý giáo dục, phần mềm VNPT E-Learning được phát triển mang tính dài hơi, với mục tiêu hướng tới mạng giáo dục và hệ sinh thái giáo dục trực tuyến hoàn chỉnh, hướng tới số hóa toàn bộ quy trình giáo dục ở Việt Nam, quản lý giáo dục ở Việt Nam, chứ không đơn thuần chỉ đáp ứng cho nhu cầu học online trong giai đoạn giãn cách, tức thời.
Giải pháp khắc phục “nghẽn mạng” học trực tuyến
- Vậy với phần mềm VNPT E-Learning khá hoàn chỉnh như vậy thì việc xây dựng, triển khai theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được VNPT thực hiện thế nào?
VNPT cũng đã chuẩn bị từ rất sớm các giải pháp công nghệ trong việc tham gia phòng chống dịch COVID-19. Giải pháp VNPT E-Learning đã liên tục được cải tiến, hoàn thiện và đầu tư mạnh mẽ về hệ thống máy chủ, đường truyền để đảm bảo trải nghiệm của người dùng được tốt nhất.
Tháng 3/2021, Bộ Giáo dục đưa ra các quy định trong thông tư 09/2021 về quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. VNPT đã liên tục hoàn thiện sản phẩm của mình và đáp ứng hoàn toàn theo các quy định trong thông tư. Hiện nay, VNPT là một trong số ít những nhà cung cấp được cấp chứng chỉ đáp ứng việc liên thông cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
Ngoài ra, để một phần mềm được cung cấp dịch vụ ra thị trường còn phải đáp ứng kiểm định của Bộ Thông tin và Truyền thông về phần mềm được cung cấp. Đấy là quy chuẩn cả về nội dung chương trình, cách thức thiết kế và cả phương thức cung cấp dịch vụ ra thị trường, VNPT đều phải tuân thủ những quy định đấy.
Hệ sinh thái giáo dục của VNPT bao gồm trên 20 sản phẩm và dịch vụ giáo dục số được triển khai trên 63/63 tỉnh, thành phố với 30.000 cơ sở giáo dục cùng sự tham gia của hơn 800.000 giáo viên và hơn 9 triệu học sinh. Đây cũng là tiền đề rất thuận lợi cho VNPT khi triển khai giải pháp VNPT E-Learning. Với các cơ sở giáo dục triển khai giải pháp của VNPT, họ sẽ có một mô hình tổng thể trong việc quản lý, dạy và học. Các kết quả học tập của học sinh trên VNPT E-Learning được đồng bộ với với hệ thống quản lý nhà trường vnEdu và liên thông với cơ sở dữ liệu ngành.
- Hiện những bất cập của việc học trực tuyến như kể trên khiến nhiều phụ huynh học sinh vẫn lo lắng và vẫn chưa được khắc phục triệt để, vậy theo ông đâu là giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng này?
Có hai giải pháp. Thứ nhất, để sử dụng các phần mềm giáo dục trực tuyến đầu tiên các trường, các sở giáo dục phải là những đơn vị đưa ra những tiêu chí đánh giá và lựa chọn các phần mềm sẽ sử dụng trong trường mình, trong sở giáo dục của mình để làm sao đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục của trường, của sở.
Thứ hai, trước khi áp dụng vào cũng phải bước hướng dẫn sử dụng và khuyến nghị cho người sử dụng. Người sử dụng có 2 đối tượng, giáo viên thì phải được đào tạo vì quản lý một lớp học online khác với một lớp học tại trường offline. Còn người học, có 2 đối tượng là những học sinh nhỏ, quen tự do và ngồi một mình thì phải có bố mẹ bên cạnh để dạy, và bản thân bố mẹ cũng phải huấn luyện cho con cái sử dụng thành thạo phần mềm.
Đặc biệt, phần mềm giáo dục chạy trên nền tảng Internet và có thể có xung đột, những lỗi xung đột mà trẻ con không thể nhận ra được nên việc hỗ trợ người dùng từ các đơn vị cung cấp dịch vụ là rất quan trọng.
VNPT có lực lượng hỗ trợ trên khắp 63 tỉnh thành phố. Bất kỳ trường nào, thày cô giáo nào gặp vấn đề đều có thể liên hệ với VNPT để làm rõ khúc mắc về sử dụng, cấu hình.
Không còn chuyện học sinh không được tới lớp
- Thủ tướng mới đây có chỉ đạo về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”, trong đó yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo chỉ đạo "các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng". Là một đơn vị "sắm nhiều vai" như trên, phát động trên của Thủ tướng có ý nghĩa như thế nào với VNPT, đặc biệt là trong việc triển khai học trực tuyến hiện nay?
Ngay từ khi phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, VNPT tổ chức hàng loạt các chương trình hành động để đồng hành cùng Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ giáo dục và đào tạo như: Tài trợ 37.000 máy tính bảng cho các em học sinh không có thiết bị sử dụng, Miễn phí data di động cho các em học sinh khi sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến, Cung cấp miễn phí giải pháp VNPT E-Learning cho các cơ sở giáo dục trong khu vực bị giãn cách theo chỉ thị 16.
Ngoài ra, VNPT cũng đang kết hợp với một số trường đại học như Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức Kênh hỗ trợ giáo dục tiểu học để giúp đỡ giáo viên, phụ huynh, học sinh khi còn bỡ ngỡ tham gia vào các chương trình học tập trực tuyến. Đây là kênh hỗ trợ có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục đầu ngành để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các lớp học trực tuyến.
Nguồn: VTC News
Tin mới hơn
- HOÀN TIỀN 50% KHI ĐĂNG KÝ GÓI CƯỚC DATA
- Thỏa sức lướt mạng xã hội với loạt gói cước ưu đãi của VinaPhone
- Ưu đãi 10.000đ thanh toán học phí qua VNPT Money
- Đăng ký liền tay tham gia khuyến mại “Tuổi Mới Rực Rỡ - Quà Chất Hết Cỡ”
- Deal chồng deal - Giảm 50% MyTV Nâng cao Plus tặng thêm phim bom tấn Hollywood
- Đường truyền Internet công nghệ mới XGSPON của VNPT - Siêu tốc độ đến 10 Gbps
- VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí
- Lắp Internet để nhận hai tầng ưu đãi từ VNPT
Tin cũ hơn
- VNPT ĐỊA BÀN BÌNH DƯƠNG CHUNG TAY TIẾP SỨC CHƯƠNG TRÌNH “SÓNG VÀ MÁY TÍNH CHO EM” TẠI TỈNH NHÀ
- VNPT sẽ hỗ trợ 37.000 máy tính bảng trong chương trình “Sóng và máy tính cho em”
- Hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến của VNPT vừa đạt giải vàng
- VNPT TRIỂN KHAI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN PHỤC VỤ LỄ KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH 2/9 VÀ ĐẢM BẢO KẾT NỐI TỚI TUYẾN XÃ, PHƯỜNG
- “SỨ MỆNH THẦN TỐC CỦA NGƯỜI VNPT” GIỮA TÂM DỊCH BÌNH DƯƠNG
- VNPT Bình Dương triển khai phần mềm Quản lý Shipper phục vụ vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân
- Giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 với giao dịch trực tuyến tiện ích VNPT
- VNPT đưa công nghệ góp phần vào chiến dịch chống COVID-19
Tổng lượt truy cập : 5623
Lượt truy cập trong ngày : 5017